Tuesday, December 30, 2014

Một mặt khác: Chương trình Bike Share

Không lâu sau khi tôi về Seattle, chính phủ Seattle khai trương một chương trình mới để giảm số lượng người dân dựa vào xe hơi để đi lại và khuyến khích người dân nội thành đạp xe đạp nhiều hơn.

Được tổ chức phi lợi nhuận Pronto Cycle Share, Bike Share là một chương trình để người ta thuê xe đạp từ một trong những trạm thuê trong thành phố, và trả lại ở trạm thuê khác.

Chương trình này nghe rất hay và có vẻ có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, tôi thắc mắc ngay về việc có nhiều chiếc xe đạp ở trên đường sẽ có ảnh hưởng và nguy cơ như thế nào.

Trong bài "Một mặt khác" này, tôi xin đưa cho các bạn những ý kiến về chương trình Bike Share.

Theo bicycling.com, một trang web tập trung vào và quan tâm đến bất cứ thứ gì liên quan đến xe đạp, Seattle chiếm vị trí số tám trong danh sách "2014 Top 50 Bike-Friendly Cities" (50 thành phố có hệ thống xe đạp tiện lợi nhất vào năm 2014). Không ngạc nhiên là thành phố New York chiếm vị trí số một.

Nói chung, chính phủ Seattle đã và đang cố gắng rất nhiều để ủng hộ và tài trợ một khái niệm gọi là "Transit-Oriented Development" ("TOD" có nghĩa là phát triển dựa vào những phương tiện mà không phải là xe hơi). Mục đích TOD là đẩy mạnh sự phát triển (kinh tế, hạ tầng cơ sở, v.v.) tốt cho môi trường và sức khoẻ của người dân trong và xung quanh thành phố do việc giảm số lượng xe hơi trên đường. Nói một cách khác, chính phủ Seattle muốn người dân dùng xe buýt công cộng, xe điện công cộng, và xe đạp để đi lại. Càng ít xe hơi trên đường càng tốt cho môi trường và sức khoẻ.

Trạm thuê xe đạp tại khu vực Chinatown
Một trong những chương trình chính phủ thành phố đã tổ chức và mới khai trương là Bike Sharing, có nghĩa là xe đạp cho mọi người.

Thật ra, vẫn còn sớm để nói Bike Sharing có ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ hay không. Việc dùng chung xe đạp công cộng như vậy là một quan niệm còn mới, cho nên những thành phố trong nước chưa có đủ số liệu để đưa ra kết quả. Hơn nữa, mỗi thành phố có Bike Sharing có một tình huống khác nhau. Trong trường hợp so sánh giữa Seattle và New York thì môi trường, số lượng người dân, và cách phát triển hoàn toàn khác nhau, cho nên so sánh chương trình Bike Sharing của hai thành phố này là một công việc rất khó.

Chính vì vậy mà tôi xin đưa ra những ý kiến cá nhân về chương trình này: một ưu điểm và một nhược điểm của Bike Sharing mà không có liên quan đến mục đích chính.

Ưu điểm: Việc lái xe hơi nội thành sẽ dễ hơn.


Tôi sống ở Seattle hơn ba thập niên rồi và biết khá rõ là lái xe trong thành phố càng ngày càng phức tạp. Trong suốt ba thập niên vừa rồi Seattle phát triển một cách nhanh chóng theo sự phát triển của ngành công nghệ. Những công ty công nghệ như Microsoft, Amazon, Expedia, T-Mobile, v.v. thu hút nhiều người đến Seattle (và những khu vực xung quanh Seattle) sinh sống và làm việc. Như mọi người đều biết, số lượng xe hơi cũng tăng nhanh theo sự gia tăng dân số. Về hiện tượng và thực trạng này, John Cook, GeekWire co-founder (người đồng thiết lập), cho biết:

"Navigating 'Amazonia' (tên riêng khu vưc có nhiều cao ốc sát nhau của công ty Amazon) in Seattle is about as difficult these days as bushwhacking jungle in Brazil...If it feels packed in this area now, just wait a few years. Amazon’s amazing appetite for office space is starting to grate on Seattleites, even those who are part of the technology industry."

Giờ cao điểm tại Seattle
Hình của Steve Ringman/The Seattle Times
Theo tôi thì bây giờ Seattle không có đủ đường sá cho người dân đi lại bằng xe hơi. Giờ cao điểm vào buổi sáng và buổi tối là hai thời gian rất khó chịu. Đường nào cũng đông xe, đặc biệt là đường cao tốc.

Việc đậu xe cũng là một vấn đề nữa mà làm nhiều người rất bực mình. Vì có nhiều xe hơi nên tôi không thể tìm được chỗ đậu xe trên đường hay phí đậu xe (ngoài đường hay tại bãi đậu xe) rất đắt.

Nếu nhiều người quyết định là sinh sống gần nơi làm việc và đi lại bằng xe đạp thì tôi hy vọng hai khó khăn này sẽ không còn nữa.

Nhược điểm: Chiến tranh giữa người đạp xe đạp và người lái xe hơi


Nếu người ta đi xe đạp thì họ nên biết giữ an toàn cho mình và cho những người khác chẳng hạn như người đi xe hơi, người đi xe máy, người đi bộ, v.v. Theo trang web chính thức này, người đi xe đạp phải tuân theo 18 điều theo luật pháp hiện hành.

Tôi lo rằng người mới đi xe đạp sẽ không chú ý hay quan tâm đến những điều này. Họ chỉ đạp đại thôi. Tuy nhiên, đi như vậy rất nguy hiểm cho mọi người trên đường. Khác với Việt Nam, người dân ở đây thường lái xe hơi nhanh, trung bình khoảng 50 km/giờ trên đường bình thường, cho nên người lái xe hơi muốn đổi hướng nhanh hay thắng gấp để tránh người đi xe đạp lạng lách trước mình là rất khó.

Tai nạn xe đạp tại trung tâm thành phố Seattle
Hình của q13fox.com
Cộng đồng người đi xe đạp và cộng đồng người lái xe hơi có vẻ không thích nhau. Hễ có bài báo về tai nạn giữa người đi xe đạp và người lái xe hơi là cộng đồng của hai bên cãi nhau trên internet về việc ai có lỗi nhiều hơn. Nói chung, những người đi xe đạp nghĩ rằng người lái xe hơi không tôn trọng người đạp xe và luôn luôn gây khó khăn cho người đạp xe. Ngược lại, những người lái xe hơi nghĩ rằng người đạp xe không biết hay không muốn đi theo luật, chỉ đi đại và không quan tâm đến ai.

Theo những bài báo như bài của Seattle Magazine này, thì hai bên khó có thể dùng chung đường.

Những người đạp xe tin là hai bên phải chia đường cho công bằng vì nhiều lý do, chẳng hạn như chính phủ Seattle ủng hộ, thông qua luật, và khuyến khích người dân đi xe đạp trong thành phố. Hơn nữa, một số người đạp xe nghĩ là đi xe đạp là tốt cho môi trường, cho nên mọi người nên tôn trọng việc đó, một cách suy nghĩ rất...rất là Seattle.

Những người lái xe hơi tin là họ có ưu tiên nhiều hơn trên đường vì nhiều lý do, chẳng hạn như xe hơi phải thắng gấp để tránh xe đạp là rất khó và người đạp xe thường dễ bị thương nhiều hơn thậm chí là tử vong. Hơn nữa, người dân ở tiểu bang Washington có xe hơi phải đóng thuế cầu đường, nghĩa là mỗi năm người ta phải mua nhãn dán lên bảng đăng ký xe hơi. Nếu không mua nhãn này và bị cảnh sát giao thông phát hiện thì họ sẽ bị phạt tiền. Tất nhiên là những người đi xe đạp không cần đóng thuế như vậy mà họ vẫn có thể sử dụng đường được.

Nếu con đường có nhiều người đi xe đạp thì tôi cho là số lượng tai nạn giữa người lái xe hơi và người đi xe đạp mà không biết luật của xe đạp sẽ tăng lên vừa nhanh vừa nhiều.

Đường màu xanh dành cho người đi xe đạp
Hình của komonews.com
Ngoài chương trình Bike Share, Bộ Giao thông của thành phố Seattle còn mới xây dựng những con đường riêng sát lề đường dành cho người đi xe đạp, và mới thiết lập đèn xanh đèn đỏ riêng cho người đi xe đạp chú ý để giảm tai nạn. Dù tôi đồng ý là đi xe đạp tốt cho môi trường và cho sức khoẻ người dân, nhưng tôi vẫn chưa biết những giải pháp này có xử lý được vấn đề sử dụng đường chung giữa người lái xe hơi và người đi xe đạp hay không.

No comments: