Theo từ điển, hiện tượng chảy máu chất xám là "sự di cư của những người lao động có trình độ và tay nghề từ các nước nghèo sang các nước giàu hơn."
Có nhiều nước chưa hoàn toàn phát triển như Nga, Ấn Độ, và những nước Châu phi gặp phải vấn đề này. Thoát khỏi tình trạng chảy máu chất xám rất khó, và ít người biết làm thế nào để khuyến khích người giỏi tiếp tục sống ở nước họ.
Đúng như ý nghĩa ở trên, khi người ta nghĩ đến về hiện tượng này thì họ thường chỉ nghĩ đến khả năng những người giỏi sang nước giàu hơn. Tuy nhiên, tôi nghĩ những quốc gia đó không những bị mất nguồn lực mà còn bị mất những qui tắc xã giao có thể giúp xã hội đó phát triển nhiều hơn.
Trong trường hợp Việt Nam thì quốc gia này vẫn còn có một số thói quen xấu mà cả người Việt lẫn người nước ngoài không chịu được, chẳng hạn như xả rác, phóng uế, không xếp hàng, v.v.. Tôi không tin là những vấn đề này sẽ tự nhiên biến mất. Ngược lại, tôi nghĩ Việt Nam cần những người biết qui tắc xã giao vừa hiện đại vừa giống như những nước đã phát triển rồi, để họ có thể nâng cao nhận thức của xã hội lên đến mức không ai chịu được ba điều này được nữa.
Giống như nhiều chuyên gia muốn tìm giải pháp giữ những nguồn lực quan trọng, tôi nghĩ họ cũng nên tập trung đến việc tìm giải pháp giữ gìn những quy tắc xã giao tốt. Cả hai đều cần thiết để hướng tới một xã hội lành mạnh, phát triển và tiến bộ hơn.
Bạn bản ngữ đọc và sửa cho: "Nga"
No comments:
Post a Comment